Hôm trước tình cờ đọc được bài viết này. Đọc xong lặng cả người. Mấy ngày sau vẫn thấy bần thần, từng dòng từng dòng chữ . Xin chép lại để giữ cho mình, cho con
Mùa đông năm ngoái tôi có việc lên Cao Bằng công tác. Khi ô tô đến thị xã thì trời đã tối, không còn xe đi Bảo Lộc, là huyện tôi phải đến. Ðành thức chờ đến sáng vậy. Bến xe lúc này vắng người. Tôi chọn một góc vắng, rồi trải tấm ni-lông xuống đất, thầm lo không biết làm gì cho hết cái đêm lạnh lẽo, dài và buồn chán này.
Bên cạnh, ngồi quay lưng về phía tôi là một đồng chí bộ đội mặc quần áo sĩ quan, mũ kéo tùm hụp xuống tận mắt. Tôi tìm cách bắt chuyện. Một lát sau, vì không có việc gì làm, chúng tôi đã thoải mái trò chuyện với nhau. Hóa ra anh đi cùng xe với tôi từ Hà Nội lên, và như tôi, cũng phải ngồi chờ sáng để đi tiếp, có điều không phải đi Bảo Lộc, mà về Hạ Lang, quê anh. Tuy không nhìn rõ mặt, không phân biệt được quân hàm, quân hiệu, nhưng qua giọng nói tôi đoán anh là một sĩ quan từng trải và có lẽ không dưới bốn mươi lăm tuổi. Tôi yêu cầu anh có chuyện gì hay kể cho nghe, và anh đã kể. Trái với điều tôi mong đợi, chuyện anh kể không về những kỉ niệm chiến đấu ở chiến trường, mà về những con chim hải âu hiền lành sống trên những hòn đảo nhỏ xa tít ngoài đại dương mênh mông mà trong đợt tổng tấn công mùa xuân năm 1975, anh và đồng đội được lệnh ra giải phóng.
“Mấy ngày sau khi ta chiếm Dinh Ðộc Lập, chúng tôi được lệnh hỏa tốc ra đảo X. Trên danh nghĩa, chúng tôi là một tiểu đoàn, nhưng quân số thực tế chỉ hơn trăm người, lại toàn lính mới chưa dày dặn sóng nước, nên khi tới nơi, phần lớn phải nằm bất động vì say sóng. Cũng may chẳng phải đánh đấm gì mấy, vì bọn địch chốt trên đảo nghe tin đất liền thất thủ, tinh thần đã sa sút tột độ và chỉ chờ có người để đầu hàng. Việc tiếp quản, ổn định cuộc sống trên đảo được tiến hành nhanh chóng và thuận lợi..
Thật khó nói hết sự ngỡ ngàng của chúng tôi những ngày đầu đặt chân lên đảo. Anh thử tưởng tượng xem – những doi cát nhỏ nhoi giữa biển cả mênh mông sóng dữ, suốt đêm ngày gió thổi như bão. Chúng tôi đã hốt hoảng thực sự khi đêm đầu tiên ngủ dậy – như trong câu chuyện thần thoại – chợt thấy trước mặt mình nhú dần lên những hòn đảo thoạt nhìn tưởng tàu địch. Thì ra ở đây có những hòn đảo quá thấp, đến mức thủy triều lên bị ngập hẳn dưới nước và chỉ khi nước rút mới xuất hiện trở lại.
Việc đầu tiên là chúng tôi nhặt trứng luộc ăn. Không ngon lắm, nhưng cũng tàm tạm, ít nhất đối với những người luôn phải sống trong cảnh kham khổ. Tiếp đến là ăn thịt chim. Rất đơn giản: một người đứng thẳng chìa tay về phía trước. Sẽ có một con đến đậu với đôi mắt mở to háo hức nhìn xung quanh. Nó sẽ được bàn tay còn lại của anh ta vỗ vỗ vào lưng, rồi vặn cổ, vứt sang cạnh cho người khác vặt lông, đưa lên lửa nướng. Tiếp theo là con khác, rồi một con khác nữa, cũng với những đôi mắt mở to ươn ướt như thế. Và cũng như thế, chúng được vỗ vỗ vào lưng, bị vặn cổ vứt xuống đất. Chứng kiến cái cảnh độc đáo ấy là chúng tôi, những chàng trai vô tư ngồi quanh đống lửa, vừa nhồm nhoàm nhai thịt chim, vừa nói cười vui vẻ, quá ư vui vẻ.
Chẳng bao lâu sau, cái trò ấy cũng chán, phần vì thịt chim hải âu tanh, khác hẳn thịt các loài chim đất liền. Nhàn rỗi, chúng tôi lang thang đi trên đảo, dẫm nát dưới gót giày những quả trứng màu xanh lơ xinh đẹp, hay tiện chân đá bay những con chim khờ khạo nằm ngáng đường đi. Một cậu nổi tiếng tinh nghịch còn lấy gậy đánh vào chúng. Ôi, những con chim ngu ngốc tội nghiệp. Anh biết không, cứ con này bị đánh chết là con khác lại sa vào, không chút ý thức về mối nguy hiểm đang đe dọa. Cũng rất vô tư, chúng tôi thi nhau trổ tài thiện xạ. Tất nhiên mục tiêu vẫn lại là những con chim đang đậu phía trước, xa hay gần tùy khả năng từng người.
Tiếng súng quả có làm bầy chim hoảng sợ, nhưng là cái sợ mơ hồ không cắt nghĩa nổi. Chúng giật mình bay lên cao, nghiêng ngó nhìn quanh rồi lại ngỡ ngàng đậu xuống. Chúng chưa hiểu chuyện gì đang xảy ra. Có thể lúc ấy trong chúng đã hình thành mầm mống đầu tiên của sự ngờ vực đối với con người như cách đây hàng vạn, hàng triệu năm tổ tiên loài chim trên đất liền xa xôi đã ngờ vực con người khi con người bắt đầu đối xử thô bạo với chúng.
Hai ngày tiếp theo, vẫn những cảnh ấy xảy ra.
Sang ngày thứ tư thì một điều kỳ lạ đã đến. Anh có thể tin hoặc không, nhưng mờ sáng hôm ấy, ngủ dậy, chúng tôi vô cùng ngạc nhiên khi thấy trên hòn đảo chúng tôi đóng quân không hề thấy bóng con chim nào. Xin nhắc lại: không một con nào! Dấu vết duy nhất còn lại của chúng là những vỏ trứng vỡ ngổn ngang và những túm lông chim gió thổi bay vật vờ trên cát. Ðang ngơ ngác không hiểu chuyện gì xảy ra thì bỗng có lệnh báo động. Sau đó là lệnh tập hợp toàn đơn vị. Chúng tôi nhanh chóng đứng thành ba hàng, thấp thỏm chờ đợi.
Ðại úy tiểu đoàn trưởng Lâm của chúng tôi là người nhỏ bé, khắc khổ, đã trên năm mươi tuổi. Ông ít nói, hiền từ (lúc vui chúng tôi quen gọi “Bố Lâm”), nhưng dễ nổi nóng. Bản chất nông dân, hàng ngày ông thích mặc xuềnh xoàng, dễ dãi, nên hôm nay thấy ông bước ra trước hàng quân trong bộ đồ sĩ quan mới, đủ giày mũ và quân hàm, chúng tôi biết có chuyện khác thường. Sau khi hô “nghiêm” toàn đơn vị, ông bắt đầu nói, giọng trang nghiêm, run run vì xúc động và giận dữ:
- Các đồng chí… các đồng chí đã làm một việc cực kì nghiêm trọng… một việc xấu xa. Các đồng chí đã làm cả đàn chim hoảng sợ bỏ đảo bay đi… Bao năm nay chúng yên ổn sống hòa thuận với con người, với giặc, những tên lính ngụy, kẻ thù của chúng ta, các đồng chí hiểu chưa, với kẻ thù của chúng ta, thế mà nay, các đồng chí, những chiến sĩ cách mạng… chỉ trong ba ngày, các đồng chí đã… đã… Thật tôi không còn biết nói thế nào nữa. Tự các đồng chí phải hiểu lấy…Thật xấu hổ! Xấu hổ! – Ðôi mắt ông chớp chớp. Rồi im lặng một lúc, ông nhìn thẳng vào chúng tôi, nói tiếp với vẻ cương quyết hiếm thấy: – Từ bây giờ, tôi ra lệnh các đồng chí phải bằng mọi cách đưa đàn chim trở lại đảo. Thời hạn một tuần! Giải tán!
Ðấy, anh xem, câu chuyện hóa ra thế đấy. Ðến bây giờ chúng tôi mới ý thức hết việc mình làm. Mọi người lặng lẽ ai về vị trí người ấy, xấu hổ không dám nhìn vào mắt nhau. Liền sau đó, chi bộ họp. Tôi là đảng viên, tôi có dự. Tiểu đoàn trưởng hồi lâu nhắc lại những điều đã nói trước toàn đơn vị, và theo đề nghị của ông, chi bộ đã thông qua những điểm sau (nguyên văn):
1 – Bằng mọi cách đưa đàn chim trở lại đảo trong thời gian ngắn nhất.
2 – Các trung đội họp tự kiểm điểm một cách nghiêm túc.
3 – Từ nay cấm không được ăn thịt chim, trứng chim, cấm không được làm phương hại đến chim và trứng chim dưới bất kì hình thức nào.
4 – Cấm không được nổ súng, trừ trường hợp chiến đấu.
5 – Báo cáo về đất liền.
Tiếp đến là những ngày nặng nề, căng thẳng của chúng tôi. Toàn bộ sự chú ý của đơn vị chỉ nhằm vào một việc là đưa đàn chim trở lại đảo. Nhưng bằng cách nào? Chúng tôi đã thử mọi cách có thể nghĩ ra được. Trước hết là dọn sạch lông chim và vỏ trứng vỡ. Tuyệt đối không gây một tiếng động nào có thể làm chim sợ, và hạn chế đến mức tối thiểu sự xuất hiện của người trên mặt đảo.
Anh thử tưởng tượng xem, hơn trăm con người lặng lẽ, rón rén đi lại như những thằng ăn trộm. Một trăm con người ấy, một trăm chiến sĩ từng vào sống ra chết trên những chiến trường ác liệt nhất, một trăm chàng trai khỏe mạnh, đáng yêu và vô tư – thậm chí quá vô tư đến mức đã có một hành động lầm lỡ, nay thực tình hối hận muốn chuộc lỗi. Nếu cùng là người với nhau thì đơn giản hơn nhiều! Tôi cư xử không tốt với anh ư? Thế thì xin lỗi, và chúng ta sẽ lại chung sống với nhau như những người bạn. Còn nếu anh vì lí do nào đấy không thể tha thứ, ít ra cũng cho được nói rằng tôi làm việc ấy hoàn toàn không vì xấu bụng, mà chỉ do lầm lỡ! Ðấy, với con người có thể nói với nhau như thế. Nhưng với con chim thì không được. Chim chỉ hiểu chúng ta qua ngôn ngữ của hành động, mà hành động bao giờ cũng chỉ bộc lộ ở bề nổi của nó, phần quan trọng hơn, phần nguyên nhân thì không dễ nhận thấy nếu thiếu bộ óc suy diễn lô-gích. Chúng tôi đã làm một hành động xấu, con chim hiểu điều đó và đã xa lánh chúng tôi, nhưng nay chúng tôi đang có một hành động khác ngược lại, là sự hối hận và xấu hổ. Ðiều đó nằm sâu trong suy nghĩ của con người. Làm sao chim thấy được?
Một ngày, hai ngày, rồi một tuần trôi qua mà vẫn không một con nào trở lại. Chúng chen chúc nhau chật chội trên những hòn đảo bé nhỏ khác, hoặc cam chịu cảnh ướt át bất tiện trên các doi cát khi ẩn khi hiện theo con nước. Kể ra câu chuyện sẽ không trở nên quan trọng mức ấy, nếu tiểu đoàn trưởng không cho phát lệnh báo động cả đơn vị. Chính việc đó làm thay đổi hẳn tính chất của vấn đề. Lúc này, trong việc lấy lại niềm tin của bầy chim, chúng tôi hiểu còn có cái gì đấy trừu tượng nhưng to lớn và quan trọng hơn.
Vẫn không thấy bóng con chim nào xuất hiện. Mọi phương pháp, mọi mưu kế đều được đem ra thử. Tôi, với tư cách người dân tộc có kinh nghiệm săn bẫy muông thú cũng được hỏi ý kiến. Một anh chàng theo đạo Cơ Ðốc được yêu cầu cầu Chúa cho loài chim trở lại. Anh ta đã thành tâm cầu Chúa, nhưng tạm thời lời cầu chưa màu nhiệm. Một cậu còn đem cả bát cơm đang ăn tung lên nhử, quên rằng hải âu chỉ ăn cá…
Bầy chim vẫn lạnh lùng bay cao trên đầu chúng tôi, nghiêng ngó nhìn một cách cảnh giác rồi xuống đậu các đảo lân cận, dù đảo chúng tôi là nơi khô ráo, thuận tiện nhất, dù trên đó đang chờ đợi chúng là những con người đã hối cải, những người bạn thật sự.
Thêm một tuần, rồi một tuần nữa trôi qua…
Bỗng một sáng nọ, có cậu vừa bước ra khỏi hầm đã kêu to sung sướng:
- Kìa, chúng trở lại rồi kìa!
Cả bọn chúng tôi ùa ra xem. Trên một mô đất cao cách chúng tôi ba trăm mét, quả có mấy con đang đứng với nhiều tư thế khác nhau. Nhưng nhìn mãi vẫn thấy chúng đứng yên, mọi người sinh nghi, bèn rón rén đến xem. Hóa ra đó là những con chim nhồi! Mọi người nhìn nhau thở dài thất vọng. Nhưng ai đã làm những con chim nhồi đó? Vì sao? Cả đơn vị căn vặn nhau mãi vẫn không tìm ra thủ phạm. Vâng, thủ phạm, vì dù với mục đích gì chăng nữa, làm thế cũng là vi phạm lệnh giết chim đã được công bố.
Tuy thế, phải nói rằng chính nhờ những con chim nhồi kia chúng tôi mới thoát khỏi cái thế bất lực khổ sở của mình. Bay trên cao, thấy có bạn đậu yên ổn trên đảo, đàn chim hải âu bắt đầu thay đổi thái độ. Một vài con rụt rè bay xuống nhập bọn. Núp trong hầm, chúng tôi nín thở theo dõi. Hôm sau số chim xuống đậu đã nhiều. Hôm tiếp theo nhiều hơn nữa. Chúng tôi đã có thể đi lại trên đảo, có điều phải rất cẩn thận và nhất là phải thật tự nhiên như không hề quan tâm tới chúng. Cuối cùng, sau hai tháng, tất cả trở lại như cũ, nghĩa là đàn chim lại có thể đậu lên vai, lên tay chúng tôi mà không hề lo sợ. Chúng tôi thở phào nhẹ nhõm. Anh biết không, ngoài ra chúng tôi còn có thêm cái cảm giác ấm áp của tình bạn, vì suy cho cùng, sống chơ vơ một mình giữa biển trời, có được con chim làm bạn mà nó bỏ đi, kể cũng buồn lắm chứ!…
Toàn bộ câu chuyện là thế. Nghĩ thật chua xót – chỉ trong vài ngày, mấy anh lính trẻ vô tư đã dễ dàng đánh mất niềm tin của những con chim bé nhỏ vào con người, và để lấy lại niềm tin ấy, cả một tiểu đoàn phải vất vả, khổ sở trong hai tháng liền. Biết làm sao được… Cái cần trả giá phải được trả giá, không còn cách nào khác!”
*
Anh bộ đội ngừng kể. Chúng tôi cùng ngồi im hút thuốc. Cuối cùng tôi lên tiếng:
- Tôi hỏi thật nhé, có phải anh nghĩ ra mấy con chim nhồi kia không?
- Không, – anh đáp sau một phút trầm ngâm. – Ðó là sáng kiến của bố Lâm. “Bố” quê ở một vùng chiêm trũng Thanh Hóa. Ở đấy người ta hay bẫy cò, nên “bố” mới biết cái kinh nghiệm ấy. Vả lại, hôm “bố” lén lút chèo thuyền sang đảo khác bắt hải âu là hôm tôi trực gác, nên tôi nhìn thấy hết. “Bố” bắt tôi thề không nói lộ với ai. Tôi không nghĩ “bố” sợ bị xem là vi phạm lệnh cấm, mà chỉ sợ mang tiếng lừa dối những con chim ngây thơ. Thế mà sau này, do tính bép xép, tôi đem kể hết với mọi người. Tuy nhiên, vì sợ “bố” buồn, toàn tiểu đoàn ai cũng vờ như chẳng hay gì. Có lẽ đến bây giờ “bố” vẫn nghĩ chỉ mình bố” và tôi biết điều đó. Tội nghiệp ông già.
Cao Bằng, 1980
Thái Bá Tân
Mùa đông năm ngoái tôi có việc lên Cao Bằng công tác. Khi ô tô đến thị xã thì trời đã tối, không còn xe đi Bảo Lộc, là huyện tôi phải đến. Ðành thức chờ đến sáng vậy. Bến xe lúc này vắng người. Tôi chọn một góc vắng, rồi trải tấm ni-lông xuống đất, thầm lo không biết làm gì cho hết cái đêm lạnh lẽo, dài và buồn chán này.
Bên cạnh, ngồi quay lưng về phía tôi là một đồng chí bộ đội mặc quần áo sĩ quan, mũ kéo tùm hụp xuống tận mắt. Tôi tìm cách bắt chuyện. Một lát sau, vì không có việc gì làm, chúng tôi đã thoải mái trò chuyện với nhau. Hóa ra anh đi cùng xe với tôi từ Hà Nội lên, và như tôi, cũng phải ngồi chờ sáng để đi tiếp, có điều không phải đi Bảo Lộc, mà về Hạ Lang, quê anh. Tuy không nhìn rõ mặt, không phân biệt được quân hàm, quân hiệu, nhưng qua giọng nói tôi đoán anh là một sĩ quan từng trải và có lẽ không dưới bốn mươi lăm tuổi. Tôi yêu cầu anh có chuyện gì hay kể cho nghe, và anh đã kể. Trái với điều tôi mong đợi, chuyện anh kể không về những kỉ niệm chiến đấu ở chiến trường, mà về những con chim hải âu hiền lành sống trên những hòn đảo nhỏ xa tít ngoài đại dương mênh mông mà trong đợt tổng tấn công mùa xuân năm 1975, anh và đồng đội được lệnh ra giải phóng.
“Mấy ngày sau khi ta chiếm Dinh Ðộc Lập, chúng tôi được lệnh hỏa tốc ra đảo X. Trên danh nghĩa, chúng tôi là một tiểu đoàn, nhưng quân số thực tế chỉ hơn trăm người, lại toàn lính mới chưa dày dặn sóng nước, nên khi tới nơi, phần lớn phải nằm bất động vì say sóng. Cũng may chẳng phải đánh đấm gì mấy, vì bọn địch chốt trên đảo nghe tin đất liền thất thủ, tinh thần đã sa sút tột độ và chỉ chờ có người để đầu hàng. Việc tiếp quản, ổn định cuộc sống trên đảo được tiến hành nhanh chóng và thuận lợi..
Thật khó nói hết sự ngỡ ngàng của chúng tôi những ngày đầu đặt chân lên đảo. Anh thử tưởng tượng xem – những doi cát nhỏ nhoi giữa biển cả mênh mông sóng dữ, suốt đêm ngày gió thổi như bão. Chúng tôi đã hốt hoảng thực sự khi đêm đầu tiên ngủ dậy – như trong câu chuyện thần thoại – chợt thấy trước mặt mình nhú dần lên những hòn đảo thoạt nhìn tưởng tàu địch. Thì ra ở đây có những hòn đảo quá thấp, đến mức thủy triều lên bị ngập hẳn dưới nước và chỉ khi nước rút mới xuất hiện trở lại.
Tuy nhiên, điều làm chúng tôi ngạc nhiên và thú vị hơn cả là chim hải âu. Xưa nay chúng ta chỉ thấy hải âu trong phim, trong các bài hát trữ tình, thế mà bây giờ, kia, chúng kia, hàng nghìn, có thể hàng chục nghìn con đang bay nhao nhác trước mặt. Chúng kêu những tiếng đơn điệu, nghe có cái gì buồn buồn trong đó. Tôi có cảm giác như đây là điểm hội tụ của tất cả loài hải âu trên biển. Từ đây, chúng tỏa đi kiếm ăn khắp nơi, chao lượn không mỏi trên những ngọn sóng, khi trở lại, chúng đậu kín bề mặt hòn đảo chúng tôi đang ở và cả những hòn nhỏ lân cận. Vì đảo trần trụi không cây cối, không hang đá, nên chúng ngủ, làm tổ và đẻ trứng ngay trên mặt cát, lẫn với những vón phân khô, những mẩu cá chúng ăn sót lại, phảng phất mùi tanh nồng.
Như anh biết, ở đất liền bao đời nay quan hệ giữa con người và con chim là thù địch. Thấy chim, con người luôn tìm cách bắt, bẫy hoặc xua đuổi. Phần mình, như phản xạ tự vệ hình thành qua hàng nghìn năm, thấy người là chim liền xa lánh. Còn ở đây, trong tiềm thức những con chim hải âu này, cái phản xạ tự vệ ấy không có, vì lí do đơn giản là không cần thiết, hay chính xác hơn là chúng chưa bao giờ cảm thấy bất kỳ mối đe dọa nào từ phía những con người chúng gặp. Vâng, đúng như thế. Chúng đậu ngay trước mặt chúng tôi, xung quanh chúng tôi, thậm chí cả trên vai và đầu chúng tôi. Mà chúng tôi là ai thì anh đã biết. Sau những phút ngỡ ngàng đầy thi vị ban đầu trước sự cả tin thơ ngây của bầy chim kì lạ, chúng tôi nhanh chóng trở lại với thói quen bản năng thực dụng mang theo từ đất liền.Việc đầu tiên là chúng tôi nhặt trứng luộc ăn. Không ngon lắm, nhưng cũng tàm tạm, ít nhất đối với những người luôn phải sống trong cảnh kham khổ. Tiếp đến là ăn thịt chim. Rất đơn giản: một người đứng thẳng chìa tay về phía trước. Sẽ có một con đến đậu với đôi mắt mở to háo hức nhìn xung quanh. Nó sẽ được bàn tay còn lại của anh ta vỗ vỗ vào lưng, rồi vặn cổ, vứt sang cạnh cho người khác vặt lông, đưa lên lửa nướng. Tiếp theo là con khác, rồi một con khác nữa, cũng với những đôi mắt mở to ươn ướt như thế. Và cũng như thế, chúng được vỗ vỗ vào lưng, bị vặn cổ vứt xuống đất. Chứng kiến cái cảnh độc đáo ấy là chúng tôi, những chàng trai vô tư ngồi quanh đống lửa, vừa nhồm nhoàm nhai thịt chim, vừa nói cười vui vẻ, quá ư vui vẻ.
Chẳng bao lâu sau, cái trò ấy cũng chán, phần vì thịt chim hải âu tanh, khác hẳn thịt các loài chim đất liền. Nhàn rỗi, chúng tôi lang thang đi trên đảo, dẫm nát dưới gót giày những quả trứng màu xanh lơ xinh đẹp, hay tiện chân đá bay những con chim khờ khạo nằm ngáng đường đi. Một cậu nổi tiếng tinh nghịch còn lấy gậy đánh vào chúng. Ôi, những con chim ngu ngốc tội nghiệp. Anh biết không, cứ con này bị đánh chết là con khác lại sa vào, không chút ý thức về mối nguy hiểm đang đe dọa. Cũng rất vô tư, chúng tôi thi nhau trổ tài thiện xạ. Tất nhiên mục tiêu vẫn lại là những con chim đang đậu phía trước, xa hay gần tùy khả năng từng người.
Tiếng súng quả có làm bầy chim hoảng sợ, nhưng là cái sợ mơ hồ không cắt nghĩa nổi. Chúng giật mình bay lên cao, nghiêng ngó nhìn quanh rồi lại ngỡ ngàng đậu xuống. Chúng chưa hiểu chuyện gì đang xảy ra. Có thể lúc ấy trong chúng đã hình thành mầm mống đầu tiên của sự ngờ vực đối với con người như cách đây hàng vạn, hàng triệu năm tổ tiên loài chim trên đất liền xa xôi đã ngờ vực con người khi con người bắt đầu đối xử thô bạo với chúng.
Hai ngày tiếp theo, vẫn những cảnh ấy xảy ra.
Sang ngày thứ tư thì một điều kỳ lạ đã đến. Anh có thể tin hoặc không, nhưng mờ sáng hôm ấy, ngủ dậy, chúng tôi vô cùng ngạc nhiên khi thấy trên hòn đảo chúng tôi đóng quân không hề thấy bóng con chim nào. Xin nhắc lại: không một con nào! Dấu vết duy nhất còn lại của chúng là những vỏ trứng vỡ ngổn ngang và những túm lông chim gió thổi bay vật vờ trên cát. Ðang ngơ ngác không hiểu chuyện gì xảy ra thì bỗng có lệnh báo động. Sau đó là lệnh tập hợp toàn đơn vị. Chúng tôi nhanh chóng đứng thành ba hàng, thấp thỏm chờ đợi.
Ðại úy tiểu đoàn trưởng Lâm của chúng tôi là người nhỏ bé, khắc khổ, đã trên năm mươi tuổi. Ông ít nói, hiền từ (lúc vui chúng tôi quen gọi “Bố Lâm”), nhưng dễ nổi nóng. Bản chất nông dân, hàng ngày ông thích mặc xuềnh xoàng, dễ dãi, nên hôm nay thấy ông bước ra trước hàng quân trong bộ đồ sĩ quan mới, đủ giày mũ và quân hàm, chúng tôi biết có chuyện khác thường. Sau khi hô “nghiêm” toàn đơn vị, ông bắt đầu nói, giọng trang nghiêm, run run vì xúc động và giận dữ:
- Các đồng chí… các đồng chí đã làm một việc cực kì nghiêm trọng… một việc xấu xa. Các đồng chí đã làm cả đàn chim hoảng sợ bỏ đảo bay đi… Bao năm nay chúng yên ổn sống hòa thuận với con người, với giặc, những tên lính ngụy, kẻ thù của chúng ta, các đồng chí hiểu chưa, với kẻ thù của chúng ta, thế mà nay, các đồng chí, những chiến sĩ cách mạng… chỉ trong ba ngày, các đồng chí đã… đã… Thật tôi không còn biết nói thế nào nữa. Tự các đồng chí phải hiểu lấy…Thật xấu hổ! Xấu hổ! – Ðôi mắt ông chớp chớp. Rồi im lặng một lúc, ông nhìn thẳng vào chúng tôi, nói tiếp với vẻ cương quyết hiếm thấy: – Từ bây giờ, tôi ra lệnh các đồng chí phải bằng mọi cách đưa đàn chim trở lại đảo. Thời hạn một tuần! Giải tán!
Ðấy, anh xem, câu chuyện hóa ra thế đấy. Ðến bây giờ chúng tôi mới ý thức hết việc mình làm. Mọi người lặng lẽ ai về vị trí người ấy, xấu hổ không dám nhìn vào mắt nhau. Liền sau đó, chi bộ họp. Tôi là đảng viên, tôi có dự. Tiểu đoàn trưởng hồi lâu nhắc lại những điều đã nói trước toàn đơn vị, và theo đề nghị của ông, chi bộ đã thông qua những điểm sau (nguyên văn):
1 – Bằng mọi cách đưa đàn chim trở lại đảo trong thời gian ngắn nhất.
2 – Các trung đội họp tự kiểm điểm một cách nghiêm túc.
3 – Từ nay cấm không được ăn thịt chim, trứng chim, cấm không được làm phương hại đến chim và trứng chim dưới bất kì hình thức nào.
4 – Cấm không được nổ súng, trừ trường hợp chiến đấu.
5 – Báo cáo về đất liền.
Tiếp đến là những ngày nặng nề, căng thẳng của chúng tôi. Toàn bộ sự chú ý của đơn vị chỉ nhằm vào một việc là đưa đàn chim trở lại đảo. Nhưng bằng cách nào? Chúng tôi đã thử mọi cách có thể nghĩ ra được. Trước hết là dọn sạch lông chim và vỏ trứng vỡ. Tuyệt đối không gây một tiếng động nào có thể làm chim sợ, và hạn chế đến mức tối thiểu sự xuất hiện của người trên mặt đảo.
Anh thử tưởng tượng xem, hơn trăm con người lặng lẽ, rón rén đi lại như những thằng ăn trộm. Một trăm con người ấy, một trăm chiến sĩ từng vào sống ra chết trên những chiến trường ác liệt nhất, một trăm chàng trai khỏe mạnh, đáng yêu và vô tư – thậm chí quá vô tư đến mức đã có một hành động lầm lỡ, nay thực tình hối hận muốn chuộc lỗi. Nếu cùng là người với nhau thì đơn giản hơn nhiều! Tôi cư xử không tốt với anh ư? Thế thì xin lỗi, và chúng ta sẽ lại chung sống với nhau như những người bạn. Còn nếu anh vì lí do nào đấy không thể tha thứ, ít ra cũng cho được nói rằng tôi làm việc ấy hoàn toàn không vì xấu bụng, mà chỉ do lầm lỡ! Ðấy, với con người có thể nói với nhau như thế. Nhưng với con chim thì không được. Chim chỉ hiểu chúng ta qua ngôn ngữ của hành động, mà hành động bao giờ cũng chỉ bộc lộ ở bề nổi của nó, phần quan trọng hơn, phần nguyên nhân thì không dễ nhận thấy nếu thiếu bộ óc suy diễn lô-gích. Chúng tôi đã làm một hành động xấu, con chim hiểu điều đó và đã xa lánh chúng tôi, nhưng nay chúng tôi đang có một hành động khác ngược lại, là sự hối hận và xấu hổ. Ðiều đó nằm sâu trong suy nghĩ của con người. Làm sao chim thấy được?
Một ngày, hai ngày, rồi một tuần trôi qua mà vẫn không một con nào trở lại. Chúng chen chúc nhau chật chội trên những hòn đảo bé nhỏ khác, hoặc cam chịu cảnh ướt át bất tiện trên các doi cát khi ẩn khi hiện theo con nước. Kể ra câu chuyện sẽ không trở nên quan trọng mức ấy, nếu tiểu đoàn trưởng không cho phát lệnh báo động cả đơn vị. Chính việc đó làm thay đổi hẳn tính chất của vấn đề. Lúc này, trong việc lấy lại niềm tin của bầy chim, chúng tôi hiểu còn có cái gì đấy trừu tượng nhưng to lớn và quan trọng hơn.
Vẫn không thấy bóng con chim nào xuất hiện. Mọi phương pháp, mọi mưu kế đều được đem ra thử. Tôi, với tư cách người dân tộc có kinh nghiệm săn bẫy muông thú cũng được hỏi ý kiến. Một anh chàng theo đạo Cơ Ðốc được yêu cầu cầu Chúa cho loài chim trở lại. Anh ta đã thành tâm cầu Chúa, nhưng tạm thời lời cầu chưa màu nhiệm. Một cậu còn đem cả bát cơm đang ăn tung lên nhử, quên rằng hải âu chỉ ăn cá…
Bầy chim vẫn lạnh lùng bay cao trên đầu chúng tôi, nghiêng ngó nhìn một cách cảnh giác rồi xuống đậu các đảo lân cận, dù đảo chúng tôi là nơi khô ráo, thuận tiện nhất, dù trên đó đang chờ đợi chúng là những con người đã hối cải, những người bạn thật sự.
Thêm một tuần, rồi một tuần nữa trôi qua…
Bỗng một sáng nọ, có cậu vừa bước ra khỏi hầm đã kêu to sung sướng:
- Kìa, chúng trở lại rồi kìa!
Cả bọn chúng tôi ùa ra xem. Trên một mô đất cao cách chúng tôi ba trăm mét, quả có mấy con đang đứng với nhiều tư thế khác nhau. Nhưng nhìn mãi vẫn thấy chúng đứng yên, mọi người sinh nghi, bèn rón rén đến xem. Hóa ra đó là những con chim nhồi! Mọi người nhìn nhau thở dài thất vọng. Nhưng ai đã làm những con chim nhồi đó? Vì sao? Cả đơn vị căn vặn nhau mãi vẫn không tìm ra thủ phạm. Vâng, thủ phạm, vì dù với mục đích gì chăng nữa, làm thế cũng là vi phạm lệnh giết chim đã được công bố.
Tuy thế, phải nói rằng chính nhờ những con chim nhồi kia chúng tôi mới thoát khỏi cái thế bất lực khổ sở của mình. Bay trên cao, thấy có bạn đậu yên ổn trên đảo, đàn chim hải âu bắt đầu thay đổi thái độ. Một vài con rụt rè bay xuống nhập bọn. Núp trong hầm, chúng tôi nín thở theo dõi. Hôm sau số chim xuống đậu đã nhiều. Hôm tiếp theo nhiều hơn nữa. Chúng tôi đã có thể đi lại trên đảo, có điều phải rất cẩn thận và nhất là phải thật tự nhiên như không hề quan tâm tới chúng. Cuối cùng, sau hai tháng, tất cả trở lại như cũ, nghĩa là đàn chim lại có thể đậu lên vai, lên tay chúng tôi mà không hề lo sợ. Chúng tôi thở phào nhẹ nhõm. Anh biết không, ngoài ra chúng tôi còn có thêm cái cảm giác ấm áp của tình bạn, vì suy cho cùng, sống chơ vơ một mình giữa biển trời, có được con chim làm bạn mà nó bỏ đi, kể cũng buồn lắm chứ!…
Toàn bộ câu chuyện là thế. Nghĩ thật chua xót – chỉ trong vài ngày, mấy anh lính trẻ vô tư đã dễ dàng đánh mất niềm tin của những con chim bé nhỏ vào con người, và để lấy lại niềm tin ấy, cả một tiểu đoàn phải vất vả, khổ sở trong hai tháng liền. Biết làm sao được… Cái cần trả giá phải được trả giá, không còn cách nào khác!”
*
Anh bộ đội ngừng kể. Chúng tôi cùng ngồi im hút thuốc. Cuối cùng tôi lên tiếng:
- Tôi hỏi thật nhé, có phải anh nghĩ ra mấy con chim nhồi kia không?
- Không, – anh đáp sau một phút trầm ngâm. – Ðó là sáng kiến của bố Lâm. “Bố” quê ở một vùng chiêm trũng Thanh Hóa. Ở đấy người ta hay bẫy cò, nên “bố” mới biết cái kinh nghiệm ấy. Vả lại, hôm “bố” lén lút chèo thuyền sang đảo khác bắt hải âu là hôm tôi trực gác, nên tôi nhìn thấy hết. “Bố” bắt tôi thề không nói lộ với ai. Tôi không nghĩ “bố” sợ bị xem là vi phạm lệnh cấm, mà chỉ sợ mang tiếng lừa dối những con chim ngây thơ. Thế mà sau này, do tính bép xép, tôi đem kể hết với mọi người. Tuy nhiên, vì sợ “bố” buồn, toàn tiểu đoàn ai cũng vờ như chẳng hay gì. Có lẽ đến bây giờ “bố” vẫn nghĩ chỉ mình bố” và tôi biết điều đó. Tội nghiệp ông già.
Cao Bằng, 1980