Thứ Tư, 30 tháng 1, 2013

NGỌC TRAI

Cái này viết nhân ý tưởng từ nhà Thuyền Lá tre. (“phản pháo” vụ hôm nọ Thuyền “ăn cắp” ý tưởng nhà mềnh. Éc)
Thuyền tre kể về những cây cúc Đà Lạt, mỗi dịp Tết đến lại , bị dồn ép nên phải sống nhiều hơn, cả ngày lẫn đêm để có thể bung hoa làm đẹp cho đời. Cô chọn cúc để vinh danh cho nghề trồng hoa Đà Lạt và có lẽ cũng là cho người Đà Lạt, cho một sự chịu đựng nhẫn nại âm thầm, dẻo dai, bền bỉ để đến lúc phát lộ ra sắc ra hương, tô điểm cuộc sống bằng đa sắc màu chuyển hoá lung linh.
Thuyền tre cũng gợi cho mình ý tưởng là nên lấy viên ngọc trai nhân tạo làm đại diện cho Đoà Nẽng mềnh.
Cách nay mấy năm, đọc 1 quyển tiểu thuyết Trung Quốc (quên tên rồi) có kể về nghề làm ngọc trai nhân tạo ở một thành phố biển nọ. Công đoạn là phải nuôi trai (con), bắt lên nhét vào đó một dị vật (có thể là hạt cát, hạt nhựa…), để rồi sau đó những con trai đau đớn tiết ra chất xà cừ bao bọc lấy cái dị vật kia làm thành những hạt trai long lanh, lóng lánh 7 sắc cầu vồng đeo lên đầu lên cổ các bà các cô, mang luôn cho họ cả niềm hãnh diện hơn người, hơn đời …Với quá trình đớn đau vật vã như vậy, hạt trai dù nhỏ bé cũng xứng đáng là một thành quả vĩ đại của sức chịu đựng hy sinh và hoàn toàn xứng đáng là đại diện, là biểu tượng cho một địa phương nào đó gần biển với ý nghĩa đẹp đẽ và anh hùng của nó.
Nhưng trong quyển sách ấy mềnh ấn tượng với cách làm ngọc và cũng ấn tượng với chi tiết: khi những viên ngọc long lanh được đưa ra trưng bầy trong những tủ kính lóng lánh thì ở xí nghiệp sản xuất hàng đống, hàng đống vỏ trai, thịt trai không-để-làm-gì được lâu ngày đã bốc lên thứ mùi kinh khủng … (không cần phải tả nữa). Không có vỏ, không có thịt trai hẳn nhiên không thể có ngọc trai. Nhưng nghiệt ngã ở chỗ viên ngọc trai lóng lánh với giá tiền ngất ngưởng kia chưa bao giờ gợi cho người ta nhớ về những thứ vốn dĩ đã nuôi nấng nó để rồi giờ trở thành những thứ không chỉ là vô dụng mà còn là thứ cặn bã, xú uế … đến mức không chịu nổi …  Và cũng chưa bao giờ giá tiền của viên ngọc trai kia được đem so sánh với sự ô nhiễm của môi trường do đám vỏ trai, ruột trai vô dụng kia để lại .
Cho nên ban đầu mềnh nhiệt liệt hưởng ứng ý tưởng nhà Thuyền, nhưng sau nghĩ lại về cái đám vỏ trai ruột trai … lại thấy hắn rất chi là .. vô hậu …
Ví lại Thành phố tớ đang mần cái gọi là “thành phố môi trường” nên mềnh a dua vô đó không chọn cái ngọc trai lóng lánh là đại diện được.
Nhà Thuyền thông sì củm nhoá  

1 nhận xét:

  1. hờ hờ, nói lại cho dzõ tí tẹo nà! Sở dĩ nhà Thiền chọn hoa cúc để vinh danh, là bởi hoa cúc thay đổi tập quán trồng hoa ở đây, nói theo kiểu các cụ là: áp dụng kỹ thuật cao vào sản xuất. Những nhà kính đầu tiên là nhà kính trồng hoa cúc, và hoa cúc cũng chiếm chừng 70% tổng diện tích hoa trong nhà kính của Đà Lạt,chớ hem phải vì bền bỉ nhẫn nại chi chi cả, hehehe!
    Gợi ý có thể dùng hoặc ko dùng, chả có vứn đề chi! hihiii
    Nhà Thiền nói chọn con trai là ý khác ! Vẻ như con trai cho ngọc là con trai bị ung thư ! Ơn chúa, may người ung thư ko ra ngọc, chứ không nhà mà có ông bà cha mẹ bị ung thư chắc con cháu nó lăm lăm con dao chờ mổ bụng lấy cục ngọc đem bán òi !hehe.
    Ngọc nhân tạo, đẹp đến mấy cũng ko bằng ngọc tự nhiên, giá bán cũng rứa, còn lâu mí bằng !
    Cơ mà ngọc càng mài thì cũng càng sáng !
    hehehe.

    Trả lờiXóa