Thật ra mình về lại Hà Nội không phải vì Đại lễ nghìn năm nhưng dù sao đây cũng là cái cớ cho sự có mặt của mình tại Hà Nội.
Nhà mình ngày xưa ở khu tập thể quân đội phố Cửa Đông, ngay khu phố cổ Hà Nội. Nói đến điều này mình cũng có chút tự hào dẫu chỉ ở đó từ khi còn bé tí, 10 tuổi đã đi vào Đà Nẵng rồi. Thế nhưng những xúc cảm về con phố cổ, về những sớm mùa thu heo may, về những tiếng rao hàng, về hương hoa sữa...hay chỉ đơn giản (và hơi tệ) một chút về cái mùi bếp dầu hoả ... cứ tràn vào tâm khảm mình mỗi khi có dịp trở về Hà Nội. Cho nên với mình cái xôn xao xanh đỏ ngày đại lễ 1000 năm hay không phải là đại lễ cũng vẫn vậy thôi.
Các anh chị thuộc thế hệ thứ 2 của khu tập thể (toàn thế hệ 6X ) dù đã ở xa có sáng kiến mời mọi người đã từng ở đây đến họp mặt. Ôi cái khu tập thể bé nhỏ gần 30 gia đình ngày trước, như một cái xã hội thu nhỏ của thủ đô, nghĩa là đủ mọi thành phần xã .hội. Công chức có, buôn bán có, đi nước ngoài có, giàu nghèo sang hèn đủ cả. Nếu là nhà văn, mình sẽ viết những câu chuyện về những nhân vật của khu tập thể nhỏ bé này. Họ xứng đáng là những đại diện của cả một thời đầy gian lao và thách thức. Trong những câu chuyện của bữa gặp mặt, mình cảm động nhận ra những tình cảm ấm áp và chân thành của họ. Có vài anh thuộc loại "rách giời rơi xuống", tù đày đủ cả, cứ hồn nhiên kể lại những chuyện phá phách ngày trước. Có những người ngày trước ghét nhau cay đắng, giờ lại bô lô ba la cậu tớ như không. Cũng có thể hầu như đã biết quá rõ về đời sống của nhau, chả cần phải giấu diếm, che đậy làm gì nên cũng cứ thế hồn nhiên mà nói . Nhưng cũng có thể đây chính là cái "chất" Hà Nội thẳng thắn, hồn hậu, tự nhiên... như người Hà Nội.
Khu tập thể nhà mình vẫn chen chúc, bí ri như ngày trước. Vẫn còn 2 cái bể nước to đùng hơn 40 năm (lớn tuổi hơn cả mình) nằm chình ình giữa sân mà không ai dám đập đi dù 2 cái bể này đã không còn giá trị sử dụng mà chỉ còn giá trị ... di tích của một thời bao cấp. Không ai dám đập đi, nói đúng hơn là không ai đứng ra để vận động đập nó đi bởi không biết sẽ có những rắc rối nào sẽ xảy ra sau đấy. Giữa lòng Hà Nội tấc đất tấc kim cương, ai biết được việc đập cái bể nước ấy đi biết đâu sẽ làm phát sinh thêm ... mấy cái nhà nữa. Đây cũng chính là một tâm lý chung tồn tại như một thứ "kinh điển" đến mức khó hiểu, nhưng có lẽ đó cũng là một nét tính cách của Người Hà Nội (phố cổ) chăng?
Tất nhiên, mình sẽ chẳng tìm về Hà nội trong những đỏ xanh của đại lễ nghìn năm, nên sẽ lang thang tìm những vẻ lặng thầm khuất sau đó vậy. Hôm nọ đi qua con đường PHan Đình Phùng thấy lá rụng đầy vỉa hè, tiếc là không mang máy ảnh theo. Thôi, còn mấy ngày nữa sẽ có những bức ảnh riêng về HN của mình.
Nhà mình ngày xưa ở khu tập thể quân đội phố Cửa Đông, ngay khu phố cổ Hà Nội. Nói đến điều này mình cũng có chút tự hào dẫu chỉ ở đó từ khi còn bé tí, 10 tuổi đã đi vào Đà Nẵng rồi. Thế nhưng những xúc cảm về con phố cổ, về những sớm mùa thu heo may, về những tiếng rao hàng, về hương hoa sữa...hay chỉ đơn giản (và hơi tệ) một chút về cái mùi bếp dầu hoả ... cứ tràn vào tâm khảm mình mỗi khi có dịp trở về Hà Nội. Cho nên với mình cái xôn xao xanh đỏ ngày đại lễ 1000 năm hay không phải là đại lễ cũng vẫn vậy thôi.
Các anh chị thuộc thế hệ thứ 2 của khu tập thể (toàn thế hệ 6X ) dù đã ở xa có sáng kiến mời mọi người đã từng ở đây đến họp mặt. Ôi cái khu tập thể bé nhỏ gần 30 gia đình ngày trước, như một cái xã hội thu nhỏ của thủ đô, nghĩa là đủ mọi thành phần xã .hội. Công chức có, buôn bán có, đi nước ngoài có, giàu nghèo sang hèn đủ cả. Nếu là nhà văn, mình sẽ viết những câu chuyện về những nhân vật của khu tập thể nhỏ bé này. Họ xứng đáng là những đại diện của cả một thời đầy gian lao và thách thức. Trong những câu chuyện của bữa gặp mặt, mình cảm động nhận ra những tình cảm ấm áp và chân thành của họ. Có vài anh thuộc loại "rách giời rơi xuống", tù đày đủ cả, cứ hồn nhiên kể lại những chuyện phá phách ngày trước. Có những người ngày trước ghét nhau cay đắng, giờ lại bô lô ba la cậu tớ như không. Cũng có thể hầu như đã biết quá rõ về đời sống của nhau, chả cần phải giấu diếm, che đậy làm gì nên cũng cứ thế hồn nhiên mà nói . Nhưng cũng có thể đây chính là cái "chất" Hà Nội thẳng thắn, hồn hậu, tự nhiên... như người Hà Nội.
Khu tập thể nhà mình vẫn chen chúc, bí ri như ngày trước. Vẫn còn 2 cái bể nước to đùng hơn 40 năm (lớn tuổi hơn cả mình) nằm chình ình giữa sân mà không ai dám đập đi dù 2 cái bể này đã không còn giá trị sử dụng mà chỉ còn giá trị ... di tích của một thời bao cấp. Không ai dám đập đi, nói đúng hơn là không ai đứng ra để vận động đập nó đi bởi không biết sẽ có những rắc rối nào sẽ xảy ra sau đấy. Giữa lòng Hà Nội tấc đất tấc kim cương, ai biết được việc đập cái bể nước ấy đi biết đâu sẽ làm phát sinh thêm ... mấy cái nhà nữa. Đây cũng chính là một tâm lý chung tồn tại như một thứ "kinh điển" đến mức khó hiểu, nhưng có lẽ đó cũng là một nét tính cách của Người Hà Nội (phố cổ) chăng?
Tất nhiên, mình sẽ chẳng tìm về Hà nội trong những đỏ xanh của đại lễ nghìn năm, nên sẽ lang thang tìm những vẻ lặng thầm khuất sau đó vậy. Hôm nọ đi qua con đường PHan Đình Phùng thấy lá rụng đầy vỉa hè, tiếc là không mang máy ảnh theo. Thôi, còn mấy ngày nữa sẽ có những bức ảnh riêng về HN của mình.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét