Hổm
rồi, đi ra Hà Nội, theo ông xã lên tham quan Làng văn hóa các dân tộc Việt. Điểm đến là ngôi chùa Khơ me
mới được khánh thành hôm 23/11. Ngôi chùa rực rỡ, sáng choang nổi bật giữa
khung cảnh có vẻ đìu hiu và những ngôi nhà sàn cũ kỹ.
Đứng
bên ngoài, chợt nghe lỏm một cô hướng dẫn viên đang thuyết minh với một nhóm các bác già đi du lịch về một cái gọi
là “hố Sây ma”. Ghi lại lời cô thuyết minh như sau:
“
Các bác vào trong chùa sẽ thấy có những nơi mặt sàn gạch lồi lõm, hoặc chưa
được lát hết. Đấy không phải là lỗi kỹ thuật đâu ạ, mà đó chính là những cái hố
mà người ta gọi là hố Sây ma. Những cái hố này, theo phong tục của người Khơ
me, là nơi để ta gửi gắm những ước nguyện của mình. Ví dụ như ai mong muốn có
tri thức thì thả vào đó bút mực, ai muốn có sắc đẹp thì gửi gương, lược; ai
mong giàu có thì gửi giấy tiền vàng bạc… Cái hố này sẽ được lấp lại vĩnh viễn ngay
vào hôm khi khánh thành ngôi chùa”.
Mình
đứng nghe (lỏm) ban đầu thấy hay hay. Sau ngẫm nghĩ càng thấy có điều gì đó
không ổn lắm. Nghĩ nữa lại càng thấy nhiều điều không ổn.
Này
nhé: Con người có ai lại mong chôn chặt những mơ ước, mong muốn của mình vĩnh
viễn.
Hai
là người Khơ me rất thật thà chất phác, họ chắc chắn không có chuyện đi lễ để
cầu mong tài lộc cho mình một cách thô thiển và thực dụng như người Kinh ta
Vậy
nên việc bỏ các thứ vào hố Sây-ma có thể thực sự không phải là để cầu mong, ước muốn cho
mình mà thực chất chính là thể hiện tấm lòng thành kính, cúng Phật, thờ Phật,
kính dâng lên Phật vậy thôi.
Nếu
thế thì việc thuyết minh như nêu trên có phải như đang “bóp méo” văn hóa của
đồng bào Khơ me không nhỉ? Cái này thắc mắc quá, không biết hỏi ai. Bạn nào
quen các chuyên gia khảo cổ, văn hóa hỏi giùm tui với.
Còn
nữa, mình lại nghĩ: ừ thì cứ cho là người ta gửi gắm mơ ước của mình đi nhưng nếu
như ta mơ ước đến tình yêu thương và hạnh phúc thì ta sẽ thả xuống hố Sây-ma
cái gì nhỉ.
Thiệt là “gắc gối” quá đi đó mà. Hay tại mình cứ
nghĩ lung tung nhỉ.
Hay!
Trả lờiXóahat dieu rang muoi – hạt điều rang muối