Tình cờ đọc được bài này của TS. Nguyễn Đức Hưởng, Phó Chủ tịch HĐQT ngân hàng Liên Việt, thấy giống y như suy nghĩ của mình. Xin phép "trộm" đem về đây để đọc và nghĩ.
Trở thành Người bình thường, thấu hiểu được giá trị đích
thực của những điều bình thường; với tôi (và không chỉ riêng tôi), đó là bí
quyết sống, bởi vì Người bình thường là:
1. Một người như bao nhiêu người khác, dễ hòa nhập và hội
nhập được.
2. Làm được tất cả những việc bình thường và vì vậy, có thể
làm được cả những việc vĩ đại.
3. Người bình thường là người Luôn biết mình là ai, đang đứng
ở đâu, “thành ý – chính tâm – tu thân…” để đi thăng bằng trên mặt đất, không
sống viển vông, không bao giờ tự cho mình là siêu nhân; biết:
a. Biết xử sự "theo
tuổi" của mình, đó là tự biết mình "đủ tuổi" làm việc gì và
"không đủ tuổi" làm việc gì? Đây quả là một điều khó thực hiện, bởi
rất nhiều người luôn tự cho mình là "lớn tuổi" khi còn trẻ, nhưng lại
nghĩ rằng "còn rất trẻ" khi đã quá già...
b. Biết mình “vác” được bao
nhiêu kg trên vai, nếu “cố quá” sẽ “quá cố” vì “gãy” cột sống. Đối với người
khác cũng vậy, ta phải biết sức khỏe người đó để nhờ việc, giao việc vì “cái
Tâm” thì khó đo lường nhưng “cái Tầm” của con người thì có thể đo đếm được.
Biết vui, biết buồn, biết trước, biết sau, biết yêu, biết ghét... Nhưng phải
biết đủ, không quá đà mà phải biết dừng...
Đoạn sau này là của tôi.
Tôi vẫn nhớ lời của một người bạn trai hồi còn học đại học, bạn bảo: trở thành người bình thường nhưng đừng ... tầm thường.
Hình như trong xã hội hiên tại, người ta đang có sự lẫn lộn giữa BÌNH THƯỜNG VÀ TẦM THƯỜNG.
Ví dụ như đi ăn nhà hàng, thức ăn còn dư nhiều, bệnh sĩ đã khiến nhiều người cảm thấy ngại khi mang những món đồ ăn còn thừa đó về, vì sợ người khác sẽ đánh giá mình là tầm thường. Trong khi đó chính là cách xử sự bình thường của một người khôn ngoan, biết tiết kiệm, đáng quý.
Cuộc sống thực sự còn nhiều khó khăn, nhu cầu của mỗi người có vẻ như ngày càng lớn. Nhưng thực tế, có lớn đến đâu đi nữa thì cũng vẫn quẩn quanh chuyện cái ăn cái mặc, học hành. Ăn nhiều, ăn ngon, sơn hào hải vị đến mấy đi nữa rồi cũng quay về với bát cơm, chén mắm. Làm to đến đâu thì cũng có ngày về hưu làm phó thường dân. Minh mẫn mãi rồi cũng có lúc dở hơi, lẩn thẩn ... Biết đủ là đủ, biết mình đang ở đâu, biết mình đang tuổi nào, biết mình đang làm gì, biết buông bỏ để sống thản nhiên, biết phúc phận của mình đến đâu thì hưởng đến đấy, không có phúc thì đừng tranh giành ...
(Bận rồi, Rảnh viết tiếp ...)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét